CÁC CÁCH Ủ PHÂN GÀ LÀM PHÂN BÓN CHO CÂY TRỒNG



Việc sử dụng phân gà trong trồng trọt từ lâu đã được các hộ nông dân áp dụng và mang lại hiệu quả cao cũng như tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên phân gà sau khi thu hoạch cần phải trải qua các quy trình xử lý để cho ra phân gà hữu cơ tốt cho cây trồng. Vậy quy trình xử lý phân gà như thế nào? Cùng tìm hiểu các cách ủ phân gà dưới đây.

Wz-pbHquiA9W3zRCP8TksplmLA41Li7dXq92i4C_pPgiqel6qIdRmFbwKjubS5kB_o66ynR_sfgdIJbstOq11VwT-n2MPrfczvmGBdaGqDHkSpj-FR4Y19zoVO8R98hup-WPxqs

Cách ủ phân gà như thế nào là hiệu quả?

1. Ủ nóng

Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.


Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60oC. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng.

Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng như là phân gà hữu cơ. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.


xlvLjzILFoElY0NTncMSKrX_ae-FdcEq_p2yO76kCcIN9zIylaLDhIdrzZvcbYd8ebGhbm81-fKSlmznyIp4b47q1frcn3Ud8lAYkfjcusIZ22EnMB08G7PqTw7b7kjzJUwoQPg

Phương pháp ủ nóng có thời gian ủ tương đối ngắn nhưng lượng đạm thất thoát nhiều

2. Ủ nguội

Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuống rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1,5 – 2 m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài.

Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trưởng trở nên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30 – 35oC. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonat, là dạng khó phân huỷ thành amôniac, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều. Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 – 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.

3. Ủ nóng trước, nguội sau

Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 – 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50 – 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.

Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 – 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 60oC lại nén chặt.


Bài viết đầy đủ tại : http://biosacotec.com/cac-phuong-phap-u-phan-ga-lam-phan-bon-cho-cay-trong.html


KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY THANH LONG SAU THU HOẠCH - GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG



Thanh long hiện là một trong những loại cây ăn trái quan trọng, mang lại nhiều giá trị kinh tế cho bà con nông dân. Thanh long khi được thâm canh và chăm sóc phù hợp sẽ cho năng suất rất cao. Với những kinh nghiệm quý báu được tích lũy sau nhiều năm trồng thanh long, bà con nông dân chia sẻ rằng chăm sóc cây thanh long sau thu hoạch là một trong những bước khá quan trọng để quyết định năng suất và chất lượng thanh long vụ kế tiếp. Sau thu hoạch là một giai đoạn nhạy cảm của cây thanh long, do đó bà con cần có kỹ thuật chăm sóc phù hợp để cây phục hồi và sẵn sàng bước vào vụ mùa mới.

JfOgxYYyB7QGa2vG8y7GU1exxZKU7WpJUCih90CNcLH-Rxi0_kdHCPO7KSpm21-0WPLny0NWG0iLCarWSNbo8UBpGrVPCVDbHZk61Aq_9v9lsRcdPwmAKkSh7fq67cBQatvUecw

TƯỚI TIÊU CHO CÂY THANH LONG

Mặc dù là cây chịu hạn nhưng nếu cây thanh long thiếu nước thì cây sẽ mất sức và giảm khả năng ra hoa. Việc tưới tiêu hợp lý sẽ giúp cây thanh long phục hồi tốt hơn. Do đó, bà con cần chú ý chủ động hơn trong việc tưới nước đểcung cấp đủ nước cho cây thanh long, duy trì độ ẩm và kết cấu đất.

TỦ GỐC

Tủ gốc cho cây thanh long cũng là một vấn đề quan trọng cần được bà con lưu ý. Tủ gốc giúp giữ ẩm cho cây thanh long nhất là vào mùa khô hạn, hạn chế được sự phát triển của cỏ dại, hạn chế sự hao hụt phân bón và hơn nữa là giúp bổ sung thêm thành phần hữu cơ cho đất. Bà con có thể sử dụng các loại vật liệu dễ tìm như rơm rạ khô, xơ dừa, cỏ khô, lục bình để tủ gốc cho cây thanh long.

TỈA CÀNH TẠO TÁN

Sau thu hoạch, việc tỉa cành tạo tán cho cây thanh long là một bước chăm sóc không thể thiếu để giúp cho cây có không gian thông thoáng, hạn chế sâu bệnh và tập trung dinh dưỡng chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo. Thực hiện tỉa 2/3 số cành già, cành ốm yếu và cành bị sâu bệnh nằm khuất bên trong. Chỉ giữ lại những cành khỏe, cành tốt. Dùng dao chặt ¾ chiều dài cành cần tỉa bỏ, sau đó, khi các tượt non mọc ra thì tiếp tục tỉa chồi, chỉ giữ lại 1-2 chồi non khỏe. Bà con cũng nên thường xuyên sắp xếp các cành đều về các hướng để đón ánh nắng tốt hơn, tránh mọc lệch, tập trung về một phía.

yNbsCVup9TZPfwGfwnCNuDVXtkFLzucsbaUPsm5rsaU-nyypST1zDuo__2ejHKGJvjv5zVjz84nqj_nhH5nAd_4lDqKkkBr9nq4_A8IriPXkEc6ZB5JPFPAFukz6MRuJooutcXw

DINH DƯỠNG CHO CÂY THANH LONG

Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng cho cây thanh long cũng hết sức quan trọng, giúp cây thanh long phục hồi và bổ sung chất dinh dưỡng cho đất mà cây đã lấy đi. Đây cũng là giai đoạn cây tích lũy dinh dưỡng để sử dụng cho mùa vụ kế tiếp. Trong giai đoạn này, bà con nên bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp với phân lân hoặc bón NPK theo tỉ lệ 2:1,5:1.

Bà con nên lưu ý không lạm dụng quá nhiều phân bón vô cơ/ phân hoá học, khiến đất mất cân bằng pH, độ ẩm, giết chết hệ vi sinh vật có lợi trong đất, đất bị thoái hoá sớm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các cây trồng đã, đang và sẽ canh tác. Dư lượng chất hoá học tồn đọng trong trái thanh long cũng là một vấn đề bà con nên lưu tâm, nếu hàm lượng quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng.

Thói quen sử dụng phân hữu cơ vi sinh đang dần hình thành mạnh mẽ bởi bà con đã biết đến những lợi ích nó mang lại, không chỉ đối với cây trồng mà còn đối với sự phát triển bền vững của đất. Phân chuồng tươi hiện nay đã được thay thế bằng phân chuồng đã qua xử lý bằng cách ủ hoai. Đặc biệt là phân gà - một yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu trong mọi giai đoạn chăm sóc cây thanh long. Phân gà tươi hiện tại không còn được ưa chuộng bởi mùi hôi thối, vận chuyển khó khăn, chi phí cao, hơn nữa còn bị cấm tại một số vùng canh tác thanh long trọng điểm bởi việc bón phân gà tươi ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như sức khoẻ người dân.

Hxrg5TQTPvsE917ro06XRaBGHn0eQNBON1F2TOXFycmMpdpPi2B70DL75xJnVjYxFCgf6LE1f4E5jEyh8sBU3JfjMno5g-R-TxalJ_Lh9_-zBg7rTF-oWnGegLRuZqJw5D2J02k

Để nguồn dinh dưỡng được sử dụng hiệu quả, bà con cần làm sạch cỏ dại trong vườn để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng và tránh tạo điều kiện thuận lợi để sâu bệnh hại tấn công cây thanh long.

Nguồn : http://biosacotec.com/ky-thuat-cham-soc-cay-thanh-long-sau-thu-hoach.html


THANH LONG CHONG ĐÈN - KỸ THUẬT XỬ LÝ THANH LONG RA HOA TRÁI VỤ BẰNG ĐÈN



Thanh long, nhất là thanh long ruột đỏ đã trở nên quá quen thuộc với thị trường cây ăn trái xuất khẩu ở các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang... Thanh long ra hoa vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8, một tháng sau thì cho thu hoạch. Bởi vì có giá trị kinh tế cao, nên thanh long được bà con nghiên cứu thúc cây ra hoa trái vụ để chủ động thu hoạch, nâng cao năng suất. Thanh long là cây quang kỳ, để ra hoa phải trải qua nhiều ngày. Bà con sẽ dựa vào nguyên tắc dùng ánh sáng đèn thay cho ánh sáng mặt trời để cắt đêm dài - Gọi là thanh long chong đèn - kỹ thuật xử lý thanh long ra hoa trái vụ.

1_8Ydhe5Tgh4fshUrmECDgvXV07n5UMZ_v_OZhdIEKZKmURtex4MMSxGuECTsR0OdRsTSsokeoZUyItakZKpE6rPF97TwWin9vqydGSlIPVjEtRnbj5oTs_pm6cu2R2vYnkABfY

Hiện nay, việc chong đèn hoặc thắp đèn hay xông đèn vào ban đêm để xử lý thanh long ra hoa trái vụ trong điều kiện ngắn ngày đã được bà con nông dân áp dụng rộng rãi, mang lại lợi nhuận cao. Tùy theo mùa vụ mà thời gian chong đèn như số đêm, số giờ chong đèn mỗi đêm thay đổi phù hợp để cây thanh long có thể ra hoa. Thời gian từ khi ra nụ đến lúc hoa nở khoảng 18-21 ngày, từ khi hoa nở đến lúc thu hoạch 28-35 ngày, do đó tùy theo mục đích và nhu cầu của thị trường mà bà con nông dân quyết định thời gian xử lý ra hoa. Để việc chong đèn ra hoa trái vụ ở cây thanh đạt được hiệu quả thì bà con cần lưu ý đến một số kỹ thuật dưới đây.

ĐỘ TUỔI

Độ tuổi cây thanh long là điều đầu tiên quan trọng mà bà con phải lưu ý. Đối với cây thanh long khỏe mạnh, được chăm sóc tốt thì độ tuổi từ 18-20 tháng có thể xử lý ra hoa được, tuy nhiên, không nên để cây mang trái quá nhiều vào độ tuổi này, tránh làm suy kiệt cây, ảnh hưởng đến khả năng mang trái sau này.

aZ5DLr_xEWx3cNIguA7F3buV0tHsnre1mMKDQNRlciV3q5fs1yLm8oI4Hs5Jsff-Nhc9m5UtEXDMpHuzJUxz4cX6pw9OhT9NTGne5-gIfOpBliWLL1I1iW9qwdr56ZHO1kI2I_A

DINH DƯỠNG

Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây thanh long ra hoa và nuôi trái, bà con cần bón phân đầy đủ bao gồm phân vô cơ, phân hữu cơ vi sinh và kết hợp thêm phân bón lá. Bón phân cân đối, đúng liều lượng, đúng thời điểm sẽ giúp cây sử dụng hiệu quả chất dinh dưỡng nhận được, tăng khả năng chống chịu với các điều kiện môi trường và sâu bệnh hại, từ đó cho năng suất và chất lượng ổn định hơn.

Cây thanh long, nhất là thanh long ruột đỏ vô cùng chuộng phân gà. Khi bón phân gà vào các giai đoạn

LOẠI ĐÈN VÀ CÁCH BỐ TRÍ ĐÈN KHI CHONG ĐÈN THANH LONG

Để việc xử lý ra hoa trái vụ được hiệu quả, bà con cần lựa chọn loại đèn và cách bố trí hợp lý đối với khu vườn của mình. Hiện nay có nhiều loại đèn được bà con sử dụng như là đèn sợi đốt 65-70W, đèn compact 20W, đèn cao áp 200-250W,…

D6shK85HnaBZpwajn5UdfWu4PsC906N92Y5ltxeB5vV5UsbAmtcC9J-2ipR5sztU0ul2dbSVak136qSRynFj6JkhqvZAchDYN0_bT-NhQf6wxmxTDYUc7TmG1wwxEKKKi--Z0yA

Tùy theo điều kiện thời tiết, khả năng tài chính mà bà con có thể lựa chọn loại đèn phù hợp hoặc kết hợp các loại đèn với nhau để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế. Khi lựa chọn được loại đèn, bà con cần có cách bố trí đèn hợp lý để đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng và đảm bảo an toàn của mình. Có các cách bố trí đèn như chong ngã tư hoặc chong ngã hai.

Gqw-_tb7hvaI71OfqH2RKNO6_9y0XDpnqraX_Phh_Nf-amoem2KleEKIr_YtGopjoim0ZRZfdAi7m3ijWU_w6vZ_nXM9wLCUvYnaXBUs08co5rnZLOSYxI9IVUENHsY2qCebAac

Chong ngã tư

Bóng đèn được mắc ở khoảng giữa 2 hàng cây, khoảng cách giữa 2 bóng là 3m, mắc bóng đèn giữa 4 trụ ở độ cao 1-1.2m so với mặt đất.

Chong ngã hai

Bóng đèn được mắc ở khoảng giữa 2 hàng, khoảng cách giữa 2 bóng là 3m, mắc bóng đèn giữa 2 trụ ở độ cao 1-1.2m so với mặt đất.

LỊCH CHONG ĐÈN THANH LONG

Mời các bạn đón đọc nội dung tiếp theo tại : http://biosacotec.com/thanh-long-chong-den.html


CHĂM SÓC THANH LONG MÙA MƯA - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý



Thanh long là loại cây đặc trưng của vùng nhiệt đới, chịu hạn tốt nên vào mùa mưa, cây sẽ bị ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng và phát triển. Nếu lượng mưa quá cao, gây ngập úng diện rộng, cây rất dễ chết. Mùa mưa cũng là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát triển trên cây thanh long. Vì vậy bà con cần trang bị kỹ thuật chăm sóc thanh long mùa mưa để cây vẫn khỏe mạnh, cho chất lượng và năng suất tốt.

THĂM VƯỜN ĐỂ PHÁT HIỆN SÂU BỆNH

Thăm vườn là công tác đầu tiên tối quan trọng, không chỉ vào mùa mưa, mà ở tất cả các mùa vụ trong năm của thanh long. Tuy nhiên, vào mùa mưa, bà con nên thăm vườn mỗi ngày để kịp thời phát hiện sâu bệnh phá hoại cây thanh long để đạt hiệu quả tốt nhất. Nhất là bệnh đốm nâu hay còn gọi là nấm tắc kè thường xuất hiện trong mùa mưa và chưa có thuốc đặc trị.

ULvcNrt6eGwSRjlL3lSBdOQmAd6yZLrObZirJZoJZHzUHAbVa5mvUANIA1t10PFQlM30fqsVx9BJNbajJStS6nh4rKO4UkNYi-1YPcVIw9UOceZIokFrzHPiEiI16s7ivQ6Enf0

Một khi bệnh đã xuất hiện sẽ lây lan hết vườn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng thanh long. Khi phát hiện bệnh đốm nâu, phải cắt bỏ trái, cành bị nhiễm bệnh, đem ra khỏi vườn và phun thuốc ngừa bệnh cho cả vườn. Bà con nên kết hợp phun các loại thuốc trừ nấm và vi khuẩn cùng một lúc với liều lượng theo hướng dẫn nhà sản xuất, nên phun xịt thuốc theo cả hai hướng từ ngoài xịt vào trong và trong xịt ra ngoài.


 

_yV80UxrGBQt1wmOuwviErKeEQMms0wP_o5mvZDNmEqKEerfl2J_an-E9BC3xXa5JtxK9u_Qsr9foiaT5Xo28lSVSL6G413B_icPkeW4OXX9oac6MdZ7XfhI3y2eOrmXf0BSEMs0tHvVp0yP0d16ZMnXLJgv5zzmDIUIuXtiVz93j67ces4rMwt0fTDyysTsz7w_XjGvKpUvaWBq50aqKEtQNkz0zOB3oDy93YYR-cUVJn5MPiAv1Oh19LKU4pcjvNfy4vNIHImMpE

Đối với những cành dưới gốc hay sát gốc cũng cần cắt bỏ vì chúng sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cành nuôi trái, tạo độ thông thoáng tránh gây khó khăn trong qua trình xịt thuốc và bón phân không đều. Lưu ý, nhà vườn nên cắt những cành sát gốc và cắt từ mô trở lên khoảng 5 – 7 cm.

RsYbAEIPSemejz-_G627BHQq43HvLUZN8Zhs0tvnEfhxM6KX5BQBQY97ryAkEfQzDpDrF4bjCGD8K3jHqhEHKb1rHyJRGrVeoVr0nBHR1VOOlhnGyxVc_wfreiLFu6mp9FjC0dE

Đối với các loại côn trùng gây hại cho cây thanh long, bà con có thể tham khảo bố trí một hệ thống dụ bắt côn trùng. Điều này sẽ hạn chế việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật - vi phạm các quy chuẩn xuất khẩu.

dWOWfHQ79jTZyzrTxG24Ig3sBp9v63YHrI7igqcrVEtRl3uTy6tK0TaLe0d7Ex0CtZoIZ32TyshmMMaRePaCXId63ZBtMwyy9bVuRZE14sCe90k-X0nr_HTwyrwoteU7RZ9U1dk

NGuồn bài http://biosacotec.com/cham-soc-thanh-long-mua-mua.html

HƯỚNG DẪN KHỬ MÙI HÔI CHUỒNG GÀ VÀ XỬ LÝ PHÂN GÀ THÀNH PHÂN GÀ VI SINH BẰNG CHẾ PHÂM SINH HỌC



Chăn nuôi gà hiện đang là mô hình kinh tế rất phát triển tại nước ta. Không chỉ phát triển ở quy mô trang trại, mà ở quy mô hộ gia đình , cá thể cũng khá phát triển. Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho gia đình và thị trường. Thế nhưng, điểm bất lợi của chăn nuôi gà là mùi hôi của phân gà, chuồng gà khá khó chịu và ảnh hưởng tới môi trường sống rất nhiều. Nếu như ở quy mô trang trại, có hệ thống xử lý chất thải của gà, thì tại hộ gia đình vẫn đang sử dụng các phương pháp truyền thống như rải trấu, mùn cưa, trải thảm sinh học để hạn chế mùi hôi.


Tuy nhiên, việc xử lý phân gà, khử mùi hôi chuồng gà bằng các phương pháp truyền thống chưa đạt hiệu quả cao. Hôm nay Công ty Sacotec xin hướng dẫn bà con cách khử mùi hôi chuồng gà, khử mùi hôi phân gà bằng chế phẩm sinh học, vừa xử lý triệt để mùi hôi, vừa gia tăng giá trị phế phẩm chăn nuôi là phân gà đã qua xử lý vi sinh trở thành phân gà vi sinh, có thể sử dụng bón cho cây trồng rất tốt.


dfpkl9aipmBeoexwP37G6mtsJLwwEeiJtwmoOy99JQ3s1AK1Oqs39aUDbu-w3jVddF9I7dpkQe-1gGZX_A-ttvWhftWKLYhAFSIQOWv_RiGsoByCYRGpMSjt6FxSv992r2mL6jc

Quy trính xử lý.

Kiểm soát độ ẩm của phân

Ở mỗi chuồng, bổ sung mụn dừa dưới đáy chuồng để duy trì kiểm soát độ ẩm của phân.

Sử dụng chế phẩm sinh học để khử mùi


Hoạt hóa chế phẩm EM Fert1:


Sử dụng 1 kg EM Fert1 trộn đều với 10 kg cám gạo + 200 gam mật rỉ + nước sạch để duy trì độ ẩm 60%, ủ kín trong 3 ngày.



Xử lý mùi hôi


Sau khi bổ sung mụn dừa, gà bắt đầu thải phân, sau 3 ngày sử dụng chế phẩm EM Pro1 pha với tỷ lệ 1 lít chế phẩm gốc pha với 80 lít nước sạch, phun xịt đều lên dãy phân chuồng để xử lý mùi hôi( phân gà sau 2-3 ngày sẽ phát sinh mùi hôi), sau đó sử dụng 1 kg chế phẩm EM Fert1 đã hoạt hóa rãi đều lên dãy phân, đảo trộn càng tốt. Việc làm liên tục sẽ giúp khử mùi hôi chuồng gà và biến phân gà thành phân gà vi sinh hữu cơ.




Duy trì xử lý trong tháng


Với việc xử lý mùi hôi chăn nuôi và chất thải sau chăn nuôi sẽ giải quyết được vấn đề mùi hôi phát sinh trong quá trình chăn nuôi làm ảnh hưởng đến đời sống của bà con xung quanh trại, giảm thiểu bệnh tật cho vật nuôi, người nuôi trực tiếp.


Góp phần vào bảo vệ môi trường và chăn nuôi bền vững.


Phân sau xử lý rất tốt cho việc bón cây trồng, giải quyết được vấn đề phân bón giá rẻ cho bà con nông dân, góp phần cải tạo đất và trồng trọt bền vững. Phân gà sau khi xử lý trở thành phân gà vi sinh, rất tốt cho cây trồng.

nguồn : http://biosacotec.com/huong-dan-khu-mui-hoi-chuong-ga-va-xu-ly-phan-ga-thanh-phan-ga-vi-sinh-bang-che-pham-sinh-hoc.html


PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG PHÂN BÓN LÁ CAO CẤP



Tại sao phải sử dụng phân bón lá?


Những ưu điểm khi bón phân qua lá:Khi bón qua lá, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng qua hệ thống khí khổng ở bề mặt lá. Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50% chất dinh dưỡng. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây. Qua khí khổng, các chất dinh dưỡng được dẫn đến các tế bào, mô cây để sử dụng.

Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón lá ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg,… các nguyên tố này tuy có hàm lượng ít nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng vì trong môi trường đất thường thiếu hoặc không có. Do đó, khi bổ sung các chất này trực tiếp qua lá sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng cho cây nên tạo điều kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng. Phân bón lá có tác dụng đặc biệt trong những trường hợp cần bổ sung khẩn cấp chất dinh dưỡng đạm, lân, kali hay các nguyên tố trung, vi lượng.

Trong thành phần của phân bón lá còn tăng cường điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu trái, giảm hiện tượng rụng trái non, trái to đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh.

A. Khái Niệm Về Phân Bón

Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

Cây hút thức ăn nhờ gì?

1. Nhờ bộ rễ: Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh, manhê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây.

2- Nhờ bộ lá: Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ (khí khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây một lá mầm (đơn tử diệp) khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá như: Lúa , lúa mì…, trên cây ăn trái (cây thân gỗ) khí khổng thường tập trung nhiều ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được.

Khi nào bắt buộc phải bón phân qua lá:

– Rễ còn đầy đủ nhưng cây không hấp thu được dinh dưỡng. Nguyên nhân là do: Chất dinh dưỡng bị bất động hóa do các vi sinh vật; Chất dinh dưỡng bị cố định do môi trường đất và các chất hữu cơ; Sự nhiễm mặn (độ EC quá cao sẽ giới hạn khả năng hấp thụ nước của rễ cây); Sự bất động liên hệ tới độ pH (sự oxy hóa kim loại ở độ pH cao hoặc sự bất động của Mo ở pH thấp); Sự bất cân đối dinh dưỡng trong đất (sự đối kháng giữa các ion như K và Ca); Thiếu oxy (đất ngập nước); Sự hoạt động của rễ thấp (nhiệt độ thấp quanh vùng rễ trong thời kỳ ra hoa và đậu trái); Thiếu nước để các chất dinh dưỡng ngấm vào (khô hạn).

– Rễ bị tổn thương hoặc không còn do côn trùng, nấm bệnh tấn công hoặc tổn thương cơ học (do xới xáo khi chăm bón làm đứt rễ).

– Rễ vẫn hấp thu nhưng cây đang cần một lượng lớn chất dinh dưỡng vào thời kỳ ra hoa, kết trái. Muốn cây tăng năng suất, phải phun thêm qua lá.

– Bón phân qua lá cũng có thể được chỉ định khi nhu cầu tập trung dinh dưỡng vào các vị trí chuyên biệt bên trong cây vượt quá khả năng phân phối dinh dưỡng bên trong cây.

+ Điều này thường xảy ra nhất trong những vùng trọng điểm của các loại trái cây lớn hoặc các chùm đậu và liên quan tới cả hai sự kiện là nhu cầu tập trung cao độ vào một vùng chuyên biệt nhiều nguyên tố trong trái cây như N, K và hệ quả của khả năng cơ động thấp ở các mô libe đối với một số nguyên tố nào đó, như Ca, B chẳng hạn.

+ Khả năng cơ động các nguyên tố bên trong cây cũng có thể bị hạn chế nếu hoa phát triển trước lá và do đó dẫn đến tình trạng hạn chế sự chuyển dịch dinh dưỡng trong các mô mao dẫn.

+ Trong các thời kỳ hạn hán hoặc ẩm độ không khí cao cũng có thể hạn chế sự chuyển vận trong các mạch mao dẫn và ngăn cản sự phân phối các dưỡng chất bất động bởi các mô libe.

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng phân bón lá:

– Chất hòa tan di chuyển qua lớp cutin thông qua những lỗ hổng gọi là vi rãnh. Mức độ hấp thu ion từ việc phun qua lá thường cao hơn vào ban đêm. Để việc hấp thu dinh dưỡng cho lá có hiệu quả:

+ Phải đảm bảo nồng độ bên trong lá nhỏ hơn bên ngoài lá.

* Trước khi phun qua lá thì tạm thời không bón qua rễ.

* Nồng độ chất phun phải cao hơn nồng độ có sẵn trong lá. Tuy nhiên, nếu nồng độ phun quá cao sẽ gây cháy lá, hoặc cây bị bội thực (gây độc) và chết, nếu bón nồng độ thấp thì hiệu lực không rõ. Trong trường hợp này có thể khắc phục bằng cách pha nồng độ dung dịch lên cao từ từ, phun thử nghiệm, đến khi cháy lá thì quay lại nồng độ trước đó, chọn nồng độ đó để phun đại trà cho cây. Đơn giản hơn là khi sử dụng phân bón lá phải ở những nồng độ thích hợp (theo hướng dẫn in trên bao bì).

+ Phải thắng được hàng rào cản của lớp cutin:

* Phun lúc lá cây còn non khi sử dụng dụng những chất dinh dưỡng lưu động (mobile nutrients), lá còn đang phát triển thì sự chuyển dịch xuống rễ chậm hơn, điều này kích thích sự hấp thu dinh dưỡng từ rễ do bộ lá phát triển và quang hợp tốt hơn. Với các chất dinh dưỡng bất động (immobile nutrients) thì sử dụng trên cả lá già và lá non vì cả hai đều chuyển dịch chậm xuống rễ, như vậy không gây nên sự thay đổi nào hoặc có thể làm gia tăng lượng dinh dưỡng hấp thu từ rễ.

* Thêm chất trải có nguồn gốc silicon là cách làm tăng hiệu quả khi phun, đặc biệt là lá có lớp cutin dày. Việc thêm chất trải cũng làm giảm thiệt hại lá vì vào ban ngày, khi nhiệt độ không khí gia tăng làm giảm ẩm độ, dẫn đến sự bốc hơi nhanh chóng dung dịch phun lá và làm khô nhanh dung dịch này trên bề mặt lá.

Khi phun urê ở nồng độ cao sẽ gây tổn thương lá nhưng có thể khắc phục bằng cách phun đồng thời đường sucrose.

+ Phun nhiều lần trong một vụ để tăng hiệu quả.

– Cây hấp thụ phân bón lá qua khí khổng:

+ Nên phun lên bề mặt lá có nhiều khí khổng nhất:

• Ở lúa: mặt trên lá mật độ khí khổng cao hơn mặt dưới lá;

• Ở ngô, cà chua, khoai tây mặt trên lá mật độ khí khổng thấp hơn mặt dưới lá;

• Những cây thân gỗ, đa số lỗ khí khổng đều được bố trí ở mặt dưới lá.

+ Phun phân bón lá vào lúc khí khổng đang mở: Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng. Do đó, nên phun khi nhiệt độ từ 10-30 độ C, trời không nắng, không mưa, không có gió khô; phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cung cấp đủ nước qua rễ.

Vai trò các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.

– Đa lượng: Đạm (N), Lân (P), Kali (K).

– Trung lượng: Canxi (Ca), Lưu Huỳnh (S), Ma-nhê (Mg)…

– Vi Lượng: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Bo (B), Đồng (Cu), Molypden (Mo), Clo (Cl)

Cần chú ý:· Không phun khi trời mưa, nắng to do bay hơi, tỷ lệ lỗ khí khổng đóng cao. Không phun sau mưa do cây đã no nước.· Nếu bơm máy tránh ga mạnh gây ảnh hưởng cơ học lên cây.· Có thể pha chế phẩm với thuốc trừ sâu bệnh để tiết kiệm công phun khi phát hiện cây có sâu bệnh (chỉ pha lẫn vào nhau ở nồng độ loãng).· Trường hợp cây phát triển kém có thể phun chế phẩm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.

Chi tiết về các loại phân và các hoạt chất có trong phân bón lá?

Ni tơ (N):

– Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit, các axit amin, các enzym và nhiều loại vitamin trong cây.

– Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều, lá cây có kích thước to, màu xanh, lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây.

– Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh. Trong số các nhóm cây trồng đạm rất cần cho các loại cây ăn lá như rau cải, cải bắp v.v..

Khi thiếu N, cây sinh trưởng phát triển kém, diệp lục không hình thành, lá chuyển màu vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, hoạt động quang hợp và tích lũy giảm sút nghiêm trọng, dẫn tới suy giảm năng suất.

– Thừa N sẽ làm cây sinh trưởng quá mạnh, do thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ lốp đổ, dễ bị sâu bệnh tấn công. Ngoài ra sự dư thừa N trong sản phẩm cây trồng (đặc biệt là rau xanh) còn gây tác hại lớn tới sức khỏe con người. Nếu N dư thừa ở dạng NO3– thì khi vào dạ dày, chúng sẽ vào ruột non và mạch máu, sẽ chuyển hemoglobin (của máu) thành dạng met-hemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxy của tế bào. Còn nếu ở dạng NO2–chúng sẽ kết hợp với axit amin thứ cấp tạo thành chất Nitrosamine – là một chất gây ung thư rất mạnh.

Lân (P):

– Là trung tâm trong quá trình trao đổi năng lượng và Protein của cây. Là thành phần của axít Nucleic, amino axít, protein phospho – lipid, coenzim …, nhiễm sắc thể. Cần thiết cho sự phân chia tế bào, kích thích rễ và ra hoa.

– Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây.

– Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã.

– Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều.

– Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại v.v…

– Khi thiếu P, lá cây ban đầu có màu xanh đậm, sau chuyển màu vàng, hiện tượng này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong. Cây lúa thiếu P làm lá nhỏ, hẹp, đẻ nhánh ít, trổ bông chậm, chín kéo dài, nhiều hạt xanh, hạt lép. Cây ngô thiếu P sinh trưởng chậm, lá có màu lục rồi chuyển màu huyết dụ.

– Thừa P không có biểu hiện gây hại như thừa N vì P thuộc loại nguyên tố linh động, nó có khả năng vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non.

Kali(K):

– Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây. Giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh độ pH, lượng nước ở khí khổng. Hoạt hoá ezim có liên quan đến quang hợp và tổng hợp Hydrat carbon.

– Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.

– Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây. Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm cho hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả. Kali làm tăng chất bột trong củ khoai, làm tăng hàm lượng đường trong mía.

Thiếu kali úa vàng dọc mép lá, chóp lá già chuyển nâu, sau đó lan dần vào trong theo chiều từ chóp lá trở xuống, từ mép lá trở vào. Cây phát triển chậm và còi cọc thân yếu dễ bị đổ ngã.

Canxi (Ca):

Có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào, hình thành các mô cơ quan của cây. Chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc trung hòa độ chua của đất cũng như việc khử độc do sự có mặt của các cation (Na+, Al3+ …) trong nguyên sinh chất của tế bào. Cùng với P, Ca là nguyên tố hàng đầu để tăng năng suất và chất lượng cây họ đậu.

Khi thiếu Ca thì đỉnh sinh trưởng và chóp rễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các mô phân sinh ngừng phân chia, sinh trưởng bị ức chế. Triệu chứng đặc trưng của cây thiếu Ca là các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn câu, rễ kém phát triển, ngắn, hóa nhầy và chết. Ca là chất không di động trong cây nên biểu hiện thiếu Ca thường thể hiện ở các lá non trước.

Lưu huỳnh (S):

Là thành phần của một số axít amin cũng như aminoaxít liên quan đến hoạt động trao đổi chất của Vitamin và các Coenzim A giúp cho cấu trúc Protein được vững chắc.

Biểu hiện đặc chưng khi cây thiếu S cũng có hiện tượng vàng lá như khi thiếu N, tuy nhiên khác với thiếu N là hiện tượng vàng lá xuất hiện ở các lá non trước các lá trưởng thành và lá già. Khi cây thiếu S, gân lá chuyển vàng trong khi phần thịt lá vẫn còn xanh, sau đó mới chuyển vàng. Kèm theo những tổn thương trước hết ở phần ngọn và lá non, cộng với sự xuất hiện các vết chấm đỏ trên lá do mô tế bào chết.

Magiê (Mg):

Magiê là thành phần quan trọng của phân tử diệp lục nên nó quyết định hoạt động quang hợp của cây. Đây cũng là chất hoạt hóa của nhiều enzym rất quan trọng đối với quá trình hô hấp và trao đổi chất của cây. Thúc đẩy hấp thu và vận chuyển lân giúp đường vận chuyển dễ dàng hơn trong cây.

Thiếu Mg làm chậm quá trình ra hoa, cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục. Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng. Xuất hiện các mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non, vì Mg là nguyên tố di động, cây có thể dùng lại từ các lá già.


Nguồn : http://biosacotec.com/phuong-phap-su-dung-phan-bon-la.html