KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG CON - NHỮNG BÍ QUYẾT KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT



Sầu riêng là loại cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng tại các nước Đông Nam Á. Ngoài giá trị dinh dưỡng, chứa nhiều protein, chất béo, vitamin A, sắt… nó còn là loại quả có hương vị “đặc trưng” vô cùng khó quên. Cây sầu riêng mang lại giá trị kinh tế cao, nên thường được bà con nông dân ưu tiên lựa chọn gắn bó. Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con là một trong kỹ thuật quan trọng nhất quá trình canh tác, đòi hỏi kiến thức của bà con về điều kiện sinh trưởng cũng như chăm sóc khá chặt chẽ.

5fJiz1uxz9k5blL6hJpmOlOrTvp3rEe5p8WGavL7Ut06b5qvRn56xKv_pgrNf71QGxaTQlWdZh2gp39qrX8i5MqzPSVUFW4vpgYESbrpWXzKP-RL0aiZWB68negbgwc1MbyutFQ

ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH

Khí hậu: Sầu riêng là loại cây trồng ưa nóng ẩm, nhiệt độ không quá cao hoặc quá thấp (24 - 300C), nhiệt độ quá thấp sẽ khiến sầu riêng, nhất là cây sầu riêng con bị rụng hoa và ngừng sinh trưởng. Lượng mưa bình quân là 2000 mm đều trong năm. Nếu khô hạn kéo dài phải đảm bảo việc cung cấp nước cho cây nhưng tránh đọng nước ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây. Tức là mùa khô phải được giữ ẩm còn mùa mưa thì phải ráo.

Đất: Cây sầu riêng con có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là loại đất dễ thoát nước như đất thịt, đất phù sa hay đất đỏ bazan với độ pH lý tưởng từ 6 - 6,5.

1qknCX4eMjlsM0JXmsq4p0zrjMxR31Ao5wdbjQH4XhGJrhOLIQoCeeRCxSpwCsCXzsu1rvuYk84RR719Km8EC03F7m1mAzLqA8H1J7eVL02LVwvVBcFF7PBeYGqwZYOt4I7uX_c

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG CON VÀ CÁC NGUYÊN TẮC BÓN PHÂN

Kỹ thuật chăm sóc: Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con không khó nhưng đòi hỏi phải bỏ thời gian, công sức, đặc biệt ở thời kì đầu khi cây sầu riêng còn nhỏ bà con cần chú ý những vấn đề sau đây:

  • Cây sầu riêng con khi đưa từ bầu cây xuống đất nên được lấp đất vừa qua mặt bầu, ém đất xung quanh gốc nhưng không nén sát vào gốc cây.

  • Dùng cọc cắm dọc theo thân chính của cây sầu riêng con rồi cột dây giữ cho cây thẳng đứng hạn chế gió làm lung lay gốc cây.

YHWIS0dxgE1zAQ2l-2sOFthJITAl_9KRMqnpYNd-1MlTolLZ4Hm_SNa7Wm-jDiryA6tVqGrdG5P6FLxicKCyTrOO7pRz68AqNFx60Jn7b9LbRUAYSNPGB24Z0WQ5LR1MBNkxpzg

  • Bà con có thể dùng rơm hoặc cỏ khô phủ kín gốc cây một lớp 10 - 20 cm, cách góc 10 -15 cm để giữ ẩm và hạn chế xói mòn đất khi tưới. Vào mùa khô, cây sầu riêng con phải được tưới ướt thân và lá vào sáng sớm hoặc xế chiều 1-2 lần/tuần. Còn mùa mưa, phải chú ý công tác thoát nước để tránh tình trạng cây bị ngập úng. Tuy nhiên nên giữ cho gốccây sầu riêng con khô ráo để giảm sự xâm nhập của các loại nấm bệnh.

  • Trồng cây chắn gió xung quanh vườn: Bộ rễ của cây sầu riêng con chưa ăn sâu vào đất, cành còn khá giòn, việc trồng cây chắn gió có độ cao thích hợp sẽ giúp bảo vệ trong quá trình chăm sóc cây sầu riêng con không bị ngã đổ.

  • Làm cỏ: Khi cây sầu riêng còn nhỏ cỏ dại sẽ phát triển rất mạnh, bà con nên diệt cỏ bằng tay, máy cắt cỏ hoặc dùng thuốc hóa học. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc bà con nên chú ý việc che chắn để tránh việc cây sầu riêng con bị ảnh hưởng bởi thuốc diệt cỏ.

  • Cây sầu riêng con cần bóng râm: Bà con có thể dùng vật liệu tại nhà như tàu lá dứa, cành khô để che mát cho cây, nhưng không che quá 50% ánh sáng. Sau khi qua một mùa khô thì loại bỏ dần vật liệu này để cây tự phát triển và vươn theo hướng sáng.

  • Trồng xen canh: Sầu riêng là cây lâu năm, khi cây sầu riêng còn nhỏ đất thường rất trống, bà con có thể trồng xen thêm những cây ngắn ngày như cây họ đậu hay rau màu, thậm chí là cây chuối, vừa giúp che phủ đất vừa tạo bóng mát cho cây sầu riêng con phát triển.

RFwH_pztEXMysWFCLAWd_fJX4nx97vlm-37qFy0Drwg5sLcDUY-I8WyPX35BtidW5TWfIqM6MjPdoBi2Wiwg1GMFmnx-R3SDLyB2qDmBgX33yvxnrOhVF_bU3NZLYvgKde_arAs

Kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng con: Sầu riêng, nhất là cây sầu riêng con đòi hỏi lượng chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Dưới đây là một số loại phân bón mà bà con có thể sử dụng cho cây sầu riêng con:

Bài viết đầy đủ tại : http://biosacotec.com/ky-thuat-cham-soc-cay-sau-rieng-con.html


0 comments:

Đăng nhận xét