KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY THANH LONG - ĐÂU LÀ QUY TRÌNH HIỆU QUẢ?



Cây thanh long - dễ trồng nhưng khó chăm sóc, chất lượng thành phẩm thu được phụ thuộc nhiều vào phân bón. Để phát triển cây thanh long bền vững, cho năng suất và chất lượng cao thì bà con nên nắm vững kỹ thuật bón phân cho cây thanh long theo từng giai đoạn phát triển của cây.

GJ7ACaMHi7tyPESiYnk7rPWfxQIO5lb2ZYZS0gkBwgXh_LhGILv8ON8Bh41KJqevoXJr1kr5zvv3DgdodKz5fTGu0kZ4zhpMyGu-i_m0WwdlRqk0ABOif7TgNuXq1QWSRYXN8pU

TỔNG QUAN VỀ CÁC GIAI ĐOẠN BÓN PHÂN CHO CÂY THANH LONG

Vào thời kỳ kiến thiết cơ bản, thân cành cũng như bộ rễ của cây thanh long rất cần dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Ở thời kỳ này, việc bón lót phân chuồng hoặc bón lót phân hữu cơ vi sinh là rất cần thiết, vừa cung cấp chất dinh dưỡng vừa giúp đất tơi xốp, tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật có ích trong đất. Hiện nay, phân gà vi sinh (phân gà đã qua xử lý bằng cách lên men với vi sinh) đang được rất nhiều bà con cân nhắc sử dụng vì hiệu quả hơn phân gà tươi và không nặng mùi, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, bón lót cần cung cấp cả phân hữu cơ và vô cơ, tỉ lệ NPK cần đối để rễ phát triển tốt, giúp cây khỏe mạnh.

Khi bước vào thời kỳ kinh doanh, nhu cầu dinh dưỡng của cây thanh long khá cao. Cây bị áp lựa vừa phải sinh trưởng vừa phải ra hoa và nuôi trái, do đó kỹ thuật bón phân cho cây thanh long ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng thu được. Ngoài nguồn dinh dưỡng được cung cấp từ nguồn phân hữu cơ/ phân hữu cơ vi sinh bón hàng năm, cần chú trọng vào lượng phân vô cơ và tỉ lệ cân đối giữa các thành phần NPK tùy thuộc vào giai đoạn bón.

f089J8NqL5mnkkvcQ3TOhr1JU2ks43d3PtWDpsSnGZhOJgcSkMyzaG0jFNMt2hL_irwRQ5Zd9Ji9mr38ytZi4441k_XaZjg8XSEKvQPCMZkCHghReTKH_hA5T4lAbZJcX3Fi8TE

GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN

Năm 1

  • Bón lót phân hữu cơ trước khi trồng và khoảng 6 tháng sau khi trồng. Mỗi trụ bón khoảng 10-15kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg supe lân/lân Văn Điển hoặc thay thế phân chuồng bằng 1-2kg phân hữu cơ vi sinh.

  • Sau đó mỗi tháng bón 1 lần phân hóa học với liều lượng 50-80g urea + 100-150 g NPK/trụ. Dùng rơm tủ lên gốc và tưới nước cho phân tan.

Năm 2

  • Bón phân hữu cơ 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa. Bón 15-20kg phân chuồng hoai mục mục + 0,5kg supe lân/lân Văn Điển hoặc thay thế phân chuồng bằng hoặc 3-4kg phân hữu cơ vi sinh mỗi trụ.

  • Mỗi tháng bón định kỳ phân hóa học với liều lượng 80-100g urea + 150-200g NPK/trụ.

pqIeBjPA488BOu48wgy9CDo0-S1AbLVtM8vKNBAmKWFoEe3g5YlSPEDY5itz9-1uPQ25LY0eStyN8iKXi0CDCEQhxrOuhoyApjlKpxsga3OUIr7ZLmgzX3hM-HJx4DyWZ4UGRgk

GIAI ĐOẠN KINH DOANH

Bón phân hữu cơ 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, mỗi trụ bón từ 20-30kg phân chuồng hoai mục + 0,5kg Supe lân/lân Văn Điển. Có thể thay thế phân chuồng bằng phân hữu cơ vi sinh, mỗi trụ bón 3-5kg.

Bón phân hóa học cho cây thanh long được chia ra bón nhiều lần, vào các giai đoạn trước ra hoa, giai đoạn nuôi nụ và giai đoạn nuôi trái:

Lần 1

Bón 400-500g phân NPK 8-16-16 + TE mỗi trụ, có thể bổ sung phân bón lá như NPK 10-60-10 + TE.

Lần 2

Bón 400-500g phân NPK 18-6-12 + TE hoặc 300 - 500g phân NPK 22-10-24 + TE mỗi trụ, bổ sung thêm phân bón lá NPK 30-10-10, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

Lần 3

Bón cách lần 2 khoảng 40 ngày, liều lượng 300 - 400g NPK 24-10-20 + TE hoặc 400 - 500g NPK 18-6-12 + TE mỗi trụ, kết hợp phun phân bón lá Canxi-Bo.

RabHATCYOXGYYaXvs-mh46Lw77vPF6hfF-u5QUWEppLa9upzdE8o7273gwTDLNPfhP5TsNk3TGDZSbtaHhv4TZYY5zpQWOAFg8nN1MlgNn97iOK6PC2M9BBk-GTIHor2BArm_38

Xem bài viết đầy đủ tại http://biosacotec.com/ky-thuat-bon-phan-cho-cay-thanh-long.html


0 comments:

Đăng nhận xét