Phân vi sinh là gì ? Phân hữu cơ vi sinh là gì ? Phân biệt các loại phân bón



Phân vi sinh là gì ?

Phân vi sinh hay còn gọi là phân bón vi sinh hiện đang là loại phân bón được dùng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp 4.0, bản chất của phân vi sinh là chế phẩm chứa những chủng vi sinh vật đã được tuyển chọn phù hợp với những tiêu chuẩn kỹ thuật mà các vi sinh vật được sử dụng làm chế phẩm sinh học.

Tùy mục đích sử dụng mà phân bón vi sinh sẽ chứa những chủng loại vi sinh sau đây: vi sinh vật hòa tan lân, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây trồng, vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ,... Các chủng vi sinh vật này thường phải đạt mật độ theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước, mật độ ≥108CFU/mg hoặc CFU/ml.

Phân vi sinh được nhiều người sử dụng vì bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến thực vật, chất lượng cây trồng, môi trường sinh thái và kể cả con người đơn giản cơ chế của loại phân này khi được bổ sung vào đất trồng trọt thì các vi sinh vật sẽ hoạt động và sản sinh ra các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể hấp thụ như N, P, K, nguyên tố vi lượng,... hoặc là các hoạt chất sinh học có khả năng phòng trừ sâu bệnh, giúp cải tạo đất nâng cao năng suất cây trồng. Phân bón vi sinh rất dễ sử dụng, thông thường là trộn chung với hạt giống để gieo, ngâm rễ cây non vào dung dịch phân pha loãng hoặc bón trực tiếp phân vi sinh vào đất. Người ta cũng có thể sử dụng một số loại phân bón vi sinh như là phân bón lá để kết hợp với phân bón vi sinh qua rễ, nhằm cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cây trồng mà phân bón qua rễ không có.

Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ được hình thành từ các loại phân bắc (phân người), phân chuồng động vật và các hợp chất hữu cơ là rác thải từ sinh hoạt nhà bếp, phân xanh như cành, lá cây và than bùn. Phân hữu cơ đem bón cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và dinh dưỡng giúp tăng độ tơi xốp và màu mỡ cho đất. Thường phân hữu cơ phải qua xử lý như ủ hoai mục, nếu không sẽ còn chứa nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, tuyến trùng hay vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng và con người. Hiện nay phần lớn vật liệu hữu cơ là chất thải động vật được sản xuất tại chỗ nên được bán giá rẻ, tuy nhiên phải mất một số công đoạn, không tiện như sử dụng các loại phân vô cơ bù lại chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, bón nhiều, liên tục thì đất sẽ bị hóa chua.

yISYbh0YC20ZfKHLL_3zZ9gbn6lmm-sKYLetSPENR56lNxW5EkbFynHDLl9H0AezQC5yZXtnpyTx-ADC01o9ejcmaQ3lUMGYAQbDklVLv4CmaxLeTPqc0Riy1IxjL8H8PiWSLj4

Phân hữu cơ vi sinh là gì?

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được chế biến bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh. Phân hữu cơ vi sinh có chứa chất hữu cơ trên 15% và có chứa vi sinh vật với mật độ từ ≥ 1x106 CFU/mg mỗi loại. Phân hữu cơ vi sinh không chỉ cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng cho cây trồng, hòa tan các chất vô cơ trong đất thành chất dinh dưỡng mà còn giúp bồi dưỡng, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu, tăng lượng mùn trong đất làm đất tơi xốp của đất, không bị bạc màu. Phân hữu cơ vi sinh cũng có tác động tốt đến môi trường sống của hệ vi sinh vật đất, giúp bổ sung nguồn vi sinh vật có lợi cho cây trồng như các nấm đối kháng giúp phòng trừ bệnh cho cây trồng, các vi sinh vật làm tăng khả năng trao đổi chất, tăng sức đề kháng và chống chịu bệnh hại, các vi sinh phân giải giúp phân giải những chất khó hấp thu thành chất cây trồng dễ hấp thu. Việc sử dụng loại phân bón này có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm tác hại của hóa chất lên nông sản do lạm dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, tăng cường bảo vệ môi trường, hướng tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững.

>> Xem thêm : SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH GÀ ĐỂ BÓN CHO CÂY TRỒNG

Phân biệt 2 loại phân vi sinh

Đặc điểm so sánh

Phân vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh

Bản chất

Phân vi sinh là chế phẩm chứa các loài vi sinh có ích

Phân hữu cơ vi sinh là phân hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh có ích

Chất mang

Thường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh

Than bùn, phân chuồng, bã bùn mía, vỏ cà phê,…

Mật số vi sinh

Từ 1.5x108

Từ 1x106

Các chủng vi sinh

VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose

VSV cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, VSV đối kháng vi khuẩn, nấm,…

Phương pháp sử dụng

Trộn vào hạt giống

Hồ rễ cây

Bón trực tiếp vào đất

Bón trực tiếp vào đất

Cách làm phân hữu cơ vi sinh

mAXn5TgiAL3FxjKvaJzuoZEIiRdOLHG-xq2nOyclG_XA2uG8TzDN3Z8C4B4NvagDK-Kq9LfNoJ3Q-kVMdjHtauaonwoSvX-DixrexLC1C5y7bX_Zmqm5TnsnIHsBmtkCzSmmTcw

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh


Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu hữu cơ: than bùn, phân bò, vỏ cà phê, bã bùn mía, các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác.

Bước 2: Tập kết nguyên liệu và sơ chế

Bước 3: Ủ với vi sinh vật phân giải. Sau thời gian ủ, thu được chất nền hữu cơ.

Bước 4: Bổ sung chế phẩm vi sinh vật theo định lượng sẵn, nếu cần thì bổ sung thêm NPK, vi lượng. Phối trộn đều.

Bước 5: Kiểm tra chất lượng phân bón sản xuất.

Bước 6: Đóng bao và bảo quản.

>> Xem thêm : TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI PHÂN BÓN HIỆN NAY TRÊN THỊ TRƯỜNG

Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh

  • Vi sinh vật cố định đạm

Trong chu trình chuyển hóa, Nito xuất hiện ở nhiều dạng tự do hay kết hợp như Nito phân tử, các protein, acid amin, nitrate,… Nito phân tử có nhiều trong không khí nhưng thực vật không có khả năng đồng hóa trực tiếp mà phải nhờ vào khả năng cố định và chuyển hóa của vi sinh vật thành chất dinh dưỡng để có thể sử dụng nguồn nito này. Quá trình khử Nito phân tử thành dạng nito cây có thể sử dụng được gọi là quá trình cố định đạm, được thực hiện bởi các vi khuẩn thuộc chi Azotobacter, Azospirillum, Clostridium; các địa y (nấm và tảo lam của chi Nostoc) và bèo hoa dâu nước ngọt cộng sinh với vi khuẩn lam như Anabaena; các vi khuẩn cộng sinh như Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu,… những vi sinh vật này sẽ cố định nitơ từ không khí chuyển hóa thành các hợp chất chứa nitơ cho đất và cây trồng, tạo điều kiện nâng cao năng suất và khả năng chống chịu cho cây trồng, đồng thời tăng độ màu mỡ của đất.


Xem bài viết đầy đủ tại : http://biosacotec.com/phan-vi-sinh-la-gi--phan-huu-co-vi-sinh-la-gi--phan-biet-cac-loai-phan-bon.html


0 comments:

Đăng nhận xét