HIỂU ĐÚNG VỀ RAU SẠCH VÀ CÁCH TRỒNG RAU SẠCH
Bạn đã hiểu đúng về rau sạch?
Khái niệm rau sạch được mọi người sử dụng khá phổ biến nhưng liệu rằng có phải tất cả đều hiểu đúng về nó? Nhiều gia đình cứ nghĩ rau tự mình trồng ra chắc chắn là rau sạch và đảm bảo an toàn, nhưng nếu bạn trồng rau tại nhà nhưng vẫn sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích thì đó không được xem là sạch và an toàn đâu nhé. Vậy thế nào là rau sạch?
Rau sạch là gì?
Nguyên nhân khiến rau trở nên “bẩn”
Trước khi tìm hiểu về khái niệm rau sạch, chúng ta tìm hiểu về nguyên nhân nào khiến rau trở nên không sạch nhé.
- Đất trồng bị ô nhiễm: Trong trường hợp này chủ yếu là do các kim loại nặng tích tụ trong đất có nguồn gốc từ các yêu tố tự nhiên (núi lửa, mỏ khoáng sản, lớp đá trầm tích) hoặc nhân tạo (các hoạt động công nghiệp, dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tích tụ).
- Nguồn nước tưới bị ô nhiễm: Do các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp gây tích tụ hàm lượng kim loại nặng và các hóa chất độc hại khác trong nguồn nước.
- Các loại phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật: Trong quá trình nuôi trồng các loại rau (ngoại trừ rau hữu cơ), người ta thường sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật để giúp cây lớn nhanh, tăng năng suất đồng thời bảo vệ cây trước các loại dịch hại. Những loại hóa chất này nếu được sử dụng ở một liều lượng vượt mức cho phép sẽ tích tụ lại trong rau và gây nguy hiểm cho người sử dụng.
- Các loại vi sinh vật: Bao gồm vi khuẩn, nấm, virus trên các cây rau bị nhiễm bệnh mà nguồn gốc chủ yếu của chúng là từ môi trường hoặc chính từ các loại phân bón hữu cơ chưa qua xử lý (quá trình ủ).
>> Bài liên quan : TRỒNG RAU SẠCH TRÊN SÂN THƯỢNG VẠN NGƯỜI MÊ
Các loại phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật là một trong những nguyên nhân khiến rau trở nên “bẩn”
Thế nào gọi là rau sạch?
Rau chỉ được coi là sạch nếu người sản xuất tuân thủ các biện pháp kỹ thuật sau:
- Chọn đất: Vùng đất trồng rau sạch, chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng (thủy ngân, asen...), chưa bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp (do ở gần các xí nghiệp, nhà máy nước thải chưa được xử lý).
- Giảm lượng phân đạm bón cho các loại rau xanh vì phân đạm chứa nitrat. Khi ăn vào, nitrat sẽ chuyển thành nitrit, chúng kết hợp với các amin tạo nên các nitro amin gây bệnh, làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng đến các hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển các khối u, nhất là các em gái rất dễ bị ngộ độc với nitrat. Lượng nitrat trong rau phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà. Bón càng nhiều phân hóa học thì lượng nitrat càng lớn. Bón các loại phân đạm có chứa nitrat thì lượng nitrat cao hơn bón các loại phân urê, sulfat đạm. Bón lót sớm, đúng lúc thì lượng nitrat thấp, bón muộn quá trước khi thu hoạch thì lượng nitrat trong rau cao. Bón phân hóa học đúng quy định, kết hợp với phân chuồng, phân xanh và phân vi lượng là biện pháp làm giảm nitrat trong rau. Nên sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng hoai, mục để giảm các mầm bệnh, đặc biệt là các vi sinh vật có hại.
Đọc bài viết đầy đủ tại
http://biosacotec.com/hieu-dung-ve-rau-sach-va-cach-trong-rau-sach.html
0 comments:
Đăng nhận xét