BỆNH XÌ MỦ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ



Sầu riêng là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nhưng luôn đối mặt với nhiều loại bệnh trong đó có bệnh xì mủ trên cây sầu riêng hay còn gọi là bệnh thối thân xì mủ, là một trong những bệnh có thể khiến cây sầu riêng chết hàng loạt.

nWMj8-wAroLq_N44c4FC0NN0E5xLoQ4vSpzUjCGqQ2z-87IxVOeTf9VVwjMXlcIQ2k-yvJGdQrjlsOlOdYjWh0foBohXWAbVkBGw9Z7QNqbTZphWnxzdPTsV0iI4M8ZD8N-I6xY

Nguyên nhân bộc phát bệnh xì mủ trên cây sầu riêng

Nguồn bệnh Phytopthora đã có sẵn trong vườn do trồng sầu riêng trên nền đất cũ đã trồng các cây là ký chủ của nấm Phytophthora như các cây cao su, hồ tiêu, dừa… trước đây.

Nấm gây bệnh xì mủ dễ dàng xâm nhập khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa nhiều, gió nhiều, mật độ trồng cây quá dày đặt lại không tỉa cành tạo tán…Vườn sầu riêng trồng thấp hơn so với vườn khác, nước mưa chảy tràn lan từ vườn trên xuống, tích tụ mầm bệnh vào đất và khi bị ngập trong nước, sầu riêng sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Những cây sầu riêng đã già cỗi (trên 25 năm tuổi), khả năng chống chịu bệnh của cây sẽ kém. Nếu bệnh tấn công những cành bên trên sẽ khó phòng trị do lúc này sầu riêng rất cao (trên 15m), từ đó sẽ trở thành các ổ bệnh lây lan sang các vườn trồng khác cũng như những vườn trồng sau. Đặc biệt khi bà con dùng loại giống kém chống chịu bệnh, cây ra quả quá nhiều hoặc cây sau khi thu hoạch sẽ khiến mầm bệnh dễ bị tấn công.

Ngoài ra do bà con không kiểm tra thường xuyên vườn trồng, không phát hiện bệnh kịp thời sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng và khó trị.

Biểu hiện bệnh xì mủ, chảy nhựa trên cây sầu riêng

Trên thân cành

thân cành của cây khô ráo nhưng có vết nứt hoặc chảy nhựa, bà con nên dùng dao cạo bỏ phần mô mặt bị chết phía trên, nếu thấy có màu nâu, thâm đen, hư hại thì đây chính là biểu hiện của bệnh.

Trên lá

Bệnh xì mủ khi tấn công cây sầu riêng sẽ khiến lá có những chấm đỏ màu nâu, sung nước và lan rộng nhanh nếu điều kiện không khí có độ ẩm cao, sau cùng sẽ trở thành những chấm tròn màu nâu đen, sung nước và rìa chuyển sang màu vàng nhạt nhỏ.

Trên quả

Là những đốm đen nhỏ sung nước và lan rộng nhanh, nấm tạo thành một lớp màu trắng xám với nhiều bào tử bên trên bề mặt của quả và có thể lây lan qua gió mưa.

eV6PLl0CCM5aWtKYfG9DRxdlQxsCmryqIHsGteszLAkwBkIN74f6Jh0O3QxeKWA913HJVqiuVfzEU3yrQEbrGCwHHewrrNghQdGk1F5ZTAef9WYPn9kVx9BzMrUbyZGLd0ZpnNs

Tác hại của bệnh

Bệnh xì mủ bắt đầu tấn công từ cuống lá, cành non làm phần phía trên héo nhanh, rũ và chết dần. Khi tấn công quả bệnh sẽ hình thành vết thối dần lan rộng và sâu làm hỏng phần bên trong của quả. Trên vỏ cây khó phát hiện bệnh sớm đến khi có hiện tượng chảy nhựa từ vết loét, nếu vết loét nhỏ, phát hiện sớm thì việc phòng trừ sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Khi vết loét lan rộng, nhiều vết loét nhập lại với nhau hủy hoại vỏ cây, khi đó việc phòng trừ sẽ khó khăn hơn, tốn kém, cây lai hồi phục và trở nên suy yếu, thậm chí cây có thể chết nếu cây không thể vận chuyển được nước và chất dinh dưỡng.

Phòng trừ bệnh

Tuyển chọn những giống sầu riêng sạch và có khả năng chống chịu với nấm bệnh Phytophthora như giống sầu riêng lá quéo, sầu riêng tứ quý, có thể dùng loại này để làm gốc ghép nhằm tăng khả năng chống bệnh cho cây sầu riêng.

Vườn trồng phải đảm bảo độ cao so với mực nước từ 70-100 cm, kết hợp hệ thống tưới tiêu và thoát nước tốt, hạn chế độ ẩm cao cho vườn, đặc biệt là mùa mưa.

Trồng cây với mật độ vừa phải để vườn được thông thoáng, sau mỗi mùa vụ cần tỉa cành, tạo tán, đảm bảo đủ ánh sáng tránh mầm bệnh sinh sôi, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển.

Sau khi tiêu diệt những bộ phận bị bệnh của cây bà con không nên vứt bừa bãi, cần nhanh chóng tiêu hủy triệt để, tránh mầm bệnh lây lan.

Dùng thuốc phòng bệnh xì mủ trên cây sầu riêng:

  • Phun tán cây với các loại thuốc như Ridomil MZ-72 WP liều lượng 20-30g/10 lít nước, hoặc Aliette 80 WP, liều lượng 15-25g/ 10 lít nước hoặc Phosphonate với liều lượng 10-20 ml/10 lít nước phun ướt toàn cây.

  • Thân cành: Bà con dùng dao cạo bỏ hết phần vỏ bị thối nâu rồi dùng Ridomil 20-30g/1 lít nước hoặc Aliette 10-20g/ 1 lít nước bôi lên vết bệnh.

Tuy nhiên việc dùng thuốc phun lên tán cây hay bôi trực tiếp có phần không hiệu quả do nấm Phytophthora gây bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa, thuốc phun hoặc bôi sẽ nhanh mất tác dụng, chưa kể sầu riêng trưởng thành lại cao rất khó phun thuốc điều trị. Thay vào đó bà con có thể dùng phương pháp chích thuốc bằng ống tiêm sẽ đưa ra hiệu quả điều trị tốt hơn, cây nhanh hồi phục và nhanh khỏi bệnh. Loại thuốc đang được sử dụng rộng rãi cho phương pháp này là Phosphonate. Kỹ thuật tiêm thuốc bà con có thể áp dụng như sau:

Nguồn thông tin đầy đủ : http://biosacotec.com/benh-xi-mu-tren-cay-sau-rieng-va-cach-phong-tri.html


0 comments:

Đăng nhận xét