KỸ THUẬT PHỤC HỒI CÂY SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH – BƯỚC CHUẨN BỊ KHÔNG THỂ THIẾU CHO MÙA VỤ TIẾP THEO



Sầu riêng cũng như những loại cây ăn quả khác, sau mỗi mùa vụ ít nhiều sẽ trở nên suy yếu, vì thế bà con nên áp dụng những kỹ thuật phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch để chăm sóc kịp thời và đầy đủ giúp cây sớm hồi phục, đảm bảo cho vụ mùa bội thu tiếp theo.

VnHbE-ZUn12aBpDC061C0G6pZqxPbao0jN50kLxwRgcVjg4BwShF1RMa4nPxy4V_EIBcB-zg-STCTqPbxrHlb296dI2xNUUruEHofABw4cjOqdLJ4vHbMy3xflBB07EBR3c8aE4

NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM CÂY SẦU RIÊNG SUY KIỆT SAU THU HOẠCH

Nâng cao hiệu quả kinh tế: Hiện nông dân đã quá lạm dụng hóa chất để kích thích sầu riêng ra hoa trái vụ mà không quan tâm đến tình trạng của cây, khiến cây mất sức trầm trọng, thậm chí là chết.

Xiết nước trong giai đoạn kích thích ra hoa: Nhiều nông dân áp dụng xiết nước kết hợp với đậy đất bằng nilon để kích thích sầu riêng ra hoa tạo quả, nhưng khi gặp trời mưa đất sẽ có độ ẩm cao, nông dân lại tiếp tục xiết nước, cứ lặp đi lặp lại trong thời gian dài như thế cây sẽ dần suy yếu, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển sau này của cây.

Sử dụng hóa chất quá liều: Nông dân thường chỉ quan tâm đến năng suất của mùa vụ trước mắt nên sử dụng rất nhiều phân bón hóa học nhằm kích thích sự phát triển nhanh chóng của cây sầu riêng. Ngoài ra, trong giai đoạn tạo quả, để tránh tình trạng ra đọt non khiến rụng quả hay quả bị sượng khi thu hoạch, nông dân thường dùng phân bón hóa học liên tục không theo liều lượng cho phép, từ đó tích tụ trong cây khiến cây rụng lá. Với lượng phân bón hóa học quá liều trong thời gian dài sẽ khiến cây ngộ độc, không thể sinh trưởng phát triển bình thường được nữa.

Để lại nhiều quả trên cùng một cây: Sầu riêng thường ra rất nhiều hoa và quả trong cùng một mùa vụ, nông dân thường để lại nhiều quả trên cây để có năng suất cao, tuy nhiên sau mùa vụ đó sẽ khiến cây suy nhược và giảm sức sống đáng kể.

Nhiễm mặn vào mùa khô: Sự nhiễm mặn sẽ khiến rễ cây kém phát triển, việc hấp thu chất dinh dưỡng cũng gặp nhiều khó khăn.

BIỆN PHÁP PHỤC HỒI CÂY SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH

Tỉa cành.

Biện pháp tỉa cành sau thu hoạch không chỉ giúp vườn trở nên thông thoáng, hạn chế mầm bệnh hại cây mà còn giúp cây tiết kiệm được lượng dinh dưỡng, cây sầu riêng dễ dàng phục hồi và ổn định, đảm bảo năng suất cho mùa vụ tiếp theo. Công tác tỉa cành như sau:

  • Cắt tỉa những cuống trái còn sót lại trên thân.

  • Loại bỏ những cành đã già yếu, những cành bị sâu bệnh cũng như cắt tỉa những cành vượt che khuất ánh sáng cho cây.

  • Loại bỏ những cành mọc đứng hoặc mọc ngược vào bên trong tán, những cành nằm cách mặt đất thấp hơn 1m vì những cành này thường dễ bị sâu bệnh tấn công.

  • Dọn vệ sinh xung quanh vườn để hạn chế các mầm bệnh.

  • Khi đã cắt tỉa cành xong, bà con dùng vôi bột pha nước quét xung quanh thân chính cây sầu riêng từ mặt đất lên khoảng 1m để phòng trừ sâu bệnh hại cây.

Quản lý nước

Để cây sầu riêng có thể phục hồi nhanh chóng sau thu hoạch, bà con phải đảm bảo việc tưới đủ nước trong mùa khô nhưng cũng tạo điều kiện cho vườn thoát nước tốt trong mùa mưa để tránh ngập úng khiến các loại nấm bệnh trong đất phát triển mạnh tấn công bộ rễ làm rễ dễ bị thối. Lượng nước đầy đủ và hợp lý không chỉ giúp cây tươi tốt mà còn tăng khả năng vận chuyển và hấp thụ chất dinh dưỡng, từ đó cây sầu riêng sẽ nhanh chóng hồi phục hơn.


Nguồn bài viết : http://biosacotec.com/ky-thuat-phuc-hoi-cay-sau-rieng-sau-thu-hoach.html


0 comments:

Đăng nhận xét