KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÀNH TRÁI CÂY THANH LONG RUỘT ĐỎ - YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT QUYẾT ĐỊNH ĐẾN CHẤT LƯỢNG



Thanh long ruột đỏ là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao được trồng ở khắp 32 tỉnh thành trên toàn quốc, tập trung nhiều ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang... Thanh long ruột đỏ cho năng suất rất cao nếu bà con đảm bảo được kỹ thuật chăm sóc cành nhánh, tưới tiêu và bón phân phù hợp với nhu cầu theo từng giai đoạn của cây. Do đó bà con cần chú ý tới việc chăm sóc cành trái cây thanh long ruột đỏ để đạt hiệu quả cao và cho trái có chất lượng tốt.

bIyV9zExW9jhPIDmKk3Qh97vP3M2YsBqIBCN-rlwZQEtqj287rUL5xQTIGVcgM-L1yTnFxS1ZZTEdPX5ehrSqHxSiLcD48EQVh2XwzkQC95H8DeJ9Y1EvOmHa4foL7iYPE4d478

Giai đoạn kiến thiết cơ bản là một giai đoạn rất quan trọng. Giai đoạn này bà con cần chú ý đến việc tạo tán cây và bón phân phù hợp để cây phát triển. Giai đoạn từ 1-2 năm tuổi cây cần nhiều đạm, lân, kali và trung vi lượng để tập trung phát triển bộ rễ và bộ khung cơ bản, để chồi và cành to mập, khỏe mạnh.

Giai đoạn kinh doanh từ năm thứ 3 trở đi cây bắt đầu cho trái, cây cần cân đối giữa đạm, lân, kali và trung vi lượng để cho trái to đẹp, năng suất cao.

Sau khi kết thúc vụ thu hoạch trước, cần bón phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh và NPK chia ra các lần bón vào các giai đoạn sau khi thu hoạch, trước khi ra hoa, mang trái và nuôi trái. Bà con nên kết hợp với phun phân bón lá để tăng cường sức khỏe cành nhánh và nâng cao chất lượng trái thương phẩm (tai xanh, cứng, 3 tai ở đầu chóp quả dài >7cm).

Lần 1

Sau khi thu hoạch, tiến hành tỉa bỏ những cành mang trái, cành sâu bệnh ốm yếu, sửa tạo tán, kết hợp bón phân giúp cây nhanh phục hồi để chuẩn bị cho lứa trái kế tiếp. Lúc này cần bón nhiều đạm, có thể sử dụng NPK 2:1.5:1. Kết hợp phun phân bón lá, phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.

Lần 2

Ở giai đoạn phân hóa mầm hoa cần giảm lượng đạm, tăng cường thêm lân và kali để giúp cành mau trưởng thành và kích thích ra hoa, có thể sử dụng NPK 1:3:2. Kết hợp phun phân bón lá.

Lần 3

Khi cây ra nụ, trổ hoa và nuôi trái thì bón nhiều đạm và kali để tăng kích thước và trọng lượng, màu sắc và độ ngọt của trái, có thể sử dụng NPK 1:1:2. Bổ sung thêm phân bón lá để cung cấp thêm Canxi-bo cho cây.

Sau khi cây ra nụ, tiến hành tỉa bỏ những hoa xấu, sâu bệnh hoặc tỉa bỏ bớt những cành có quá nhiều hoa. Khi hoa nở, tiến hành tỉa trái, chỉ để 1-2 trái to đẹp trên một cành, bà con cũng có thể sử dụng túi lưới để bao trái giữ không cho sâu bệnh phá hại đến khi trái chín.

iCuSJl_tTVdyipzcY16F0ZqjqRh_3sUOTOimx0_V3HffBdvYsqN85O1aymZqwxT6XgRc5AZTRS2KiuPA323l39l8A-soAiaeyo9P7rxDVnWp2Rg6Feznrw9JWatSZPbOTlnlspk

Khi trái lớn, bà con có thể áp dụng kỹ thuật vuốt tai trái thanh long để tai được thẳng đẹp tạo mẫu mã cho trái và góp phần hạn chế một số nấm bệnh trên trái.


Nguồn : http://biosacotec.com/ky-thuat-cham-soc-canh-trai-cay-thanh-long-ruot-do.html


0 comments:

Đăng nhận xét