DINH DƯỠNG CHO CÂY SẦU RIÊNG - KHÔNG CHỈ LÀ PHÂN BÓN!



SỰ PHÙ HỢP CỦA CÁC LOẠI ĐẤT TRỒNG ĐỐI VỚI CÂY SẦU RIÊNG

Những loại đất phù hợp với cây sầu riêng

Đất thịt pha cát hay thịt pha sét, đất phù sa, đất đỏ bazan, đất xám ở các tỉnh Đông Nam Bộ là những loại đất phù hợp để trồng sầu riêng. Những loại đất này đều có thành phần cơ giới nhẹ, đặc tính thoát nước tốt và giàu chất dinh dưỡng, độ pH 5-6,5 rất phù hợp cho cây sầu riêng.

Đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu cũng là vùng đất rất thích hợp để trồng sầu riêng, tuy nhiên bà con nên chú ý bồi đất, đắp ụ nếu đất thấp để tránh việc ngập úng và đảm bảo khô hạn vào thời gian cây sầu riêng ra hoa kết trái.

Ngoài ra, cây sầu riêng còn có thể phát triển tốt ở các vùng núi cao trên 800m như ở Bảo Lộc và Di Linh (tỉnh Lâm Đồng), nơi đây nhiệt độ không quá nóng không quá lạnh, lượng mưa hằng năm lại nhiều nhưng vẫn có 2-3 tháng mùa khô, tuy mùa thu hoạch có chậm hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long 1-2 tháng nhưng đây là lợi thế trong thu hoạch quả ở các tỉnh phía nam và Tây Nguyên nước ta.

uIfV4Gt-wFk8II1L4pCIlXGGz3X0TwTyiQ0cpyygHsjWlbxLReQCB7BdZ-zhSQz8IsicRZBDZA6dfuo6GJ3YKaSgf9izp1HwAWObAH0XqMj10NntTJv9mI0NGIAHkC2rCLrP8sE

Những loại đất khó trồng sầu riêng

Đất giồng cát không thích hợp với sầu riêng do đặc tính thoát nước nhanh trong khi sầu riêng là loại cây cần được giữ ẩm vào thời kỳ cây con. Bên cạnh đó, loại đất này nghèo dinh dưỡng khó đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho cây hoặc bà con phải tốn một lượng lớn phân bón để cải tạo đất trong khi sản lượng của cây vẫn không được đảm bảo.

Đất sét nặng cũng là một trong những loại đất khó có thể trồng được cây sầu riêng do đặc tính chặt trong cấu trúc đất, thoát nước kém, nên rễ sầu riêng dễ bị thối do nấm bệnh khi ngập úng.

DINH DƯỠNG CHO CÂY SẦU RIÊNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN KHÁC NHAU

Tuy đã được trồng trên những loại đất thích hợp, điều kiện thời tiết thuận lợi, nhưng bà con vẫn nên chú ý đến việc hỗ trợ và cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây sầu riêng vào những thời kỳ quan trọng sau đây để giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Giai đoạn chuẩn bị đất trồng

Đây là giai đoạn sẽ chuyển cây sầu riêng con từ bầu đất xuống vườn trồng, khả năng hấp thụ và tìm kiếm chất dinh dưỡng của rễ sầu riêng con khi vừa chuyển đổi môi trường sống vẫn còn hạn chế. Do đó bà con nên chuẩn bị đất trồng như sau:

  • Trước 15-30 ngày dùng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 2-3 kg trộn với đất cho vào hố lấp lại, sẵn sàng dinh dưỡng để cây con có thể sử dụng ngay.

  • Để phòng trừ nấm bệnh có trong đất trồng, trước khi bón phân hữu cơ 10-20 ngày, bà con có thể dùng thêm vôi rãi lên khu vực đất trồng. Lưu ý một điều là không nên sử dụng vôi và phân hữu cơ cùng một thời điểm, vì vôi sẽ làm giảm số lượng vi sinh vật có lợi trong phân, làm giảm tác dụng của việc bón lót từ phân hữu cơ.

Giai đoạn cây sầu riêng con

Trong thời kỳ từ 1 đến 3 năm tuổi của cây sầu riêng, bà con nên quan tâm chặt chẽ về việc bón phân để cây đủ dinh dưỡng sinh trưởng và phát triển tốt nhất, chuẩn bị thuận lợi cho quá trình ra hoa và tạo quả.

Giai đoạn này cây sầu riêng rất cần bổ sung thêm lượng đạm để kích thích quá trình tạo cành và nhánh, bà con nên khi sử dụng hỗn hợp NPK có hàm lượng đạm được trộn phải cao hơn hàm lượng lân và kali. Tỷ lệ sử dụng bà con có thể tham khảo như sau:

  • Năm đầu với liều lượng NPK 2-2-1.

  • Năm thứ 2 và 3 bón cho cây NPK 2-1-1 hoặc 3-1-1 tùy theo tình trạng cây và đất trồng mà điều chỉnh cho thích hợp:

Nếu thiếu đạm

Lá cây sầu riêng có màu xanh vàng hay xanh noãn chuối, bà con nên nâng tỷ lệ phân đạm để bổ sung cho cây.

Nếu thừa đạm

Thân và lá phát triển mạnh, có màu xanh đậm sẽ khiến sâu bệnh dễ tấn công, gây đậu quả ít và rụng quả trong giai đoạn tiếp theo.

Tần suất phun theo định kỳ 3 lần/tháng trong suốt 6 tháng đầu, trong 6 tháng tiếp theo phun 2 lần/tháng, từ 1-3 năm tuổi là 1 lần/tháng với liều lượng là 2-3kg/cây.

Ngoài việc sử dụng phân bón vô cơ, bà con nên kết hợp sử dụng thêm phân hữu cơ vi sinh để bổ sung thêm lượng vi sinh vật có lợi, giúp hiệu quả bón phân vô cơ tốt hơn, tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp đất tơi xốp, giữ ẩm tốt và tăng khả năng kháng bệnh của cây trồng. Lượng phân hữu cơ vi sinh được sử dụng khoảng thời kỳ cây con là 10-15kg/cây/năm.

TiZl6o69HuzHCafhQw2l-6KcyQGr1baKkMKmxRNVvGaIaFu4MYM8PBNYirr1T-UBxuwfY6wjPdM6Q_q2GBa6AkAnB4FsmSm2nOBMgDDOUtWBaCG20avoN5iOIcsqgUfx7AsbE80

Giai đoạn ra hoa và tạo quả

Đây là giai đoạn cây sầu riêng chuyển từ nhu cầu đạm sang nhu cầu kali nhiều để giúp quá trình đâu trái và phát triển trái tốt hơn. Tuy nhiên bà con cũng nên theo dõi lượng kali được bón cho cây để điều chỉnh cho phù hợp:

  • Nếu thiếu Kali thì mép lá sẽ chuyển sang màu vàng cam sau tới màu xám nâu và khô, lá rụng nhiều.

  • Nếu lượng Kali quá nhiều sẽ cản trở sự hấp thu Ca và Mg. Thiếu Mg sẽ khiến phần thịt lá bị vàng và lan dần từ gân chính ra gân mép lá. Thiếu Ca lá sẽ héo vàng từ rìa lá sau lan vào gân chính.

Tỷ lệ phân được bón bà con có thể tham khảo sau đây

Giai đoạn đón hoa

Trước 30-40 ngày, theo tỷ lệ NPK 10-50-17 với lượng 2-3kg/cây. Kết hợp với phân hữu cơ vi sinh từ 10-20kg/gốc.

Giai đoạn nụ hoa hình thành rõ

NPK 20-20-20 với liều lượng 2-3kg/cây kết hợp với thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu bệnh.

Giai đoạn cây bắt đầu ra quả

Quả có đường kính 10-15 cm dùng NPK 12-12-17 với lượng 2-3 kg/cây.

Giai đoạn trước khi quả chín

Trước 1 tháng khi quả sầu riêng bắt đầu chín việc bón thêm phần sẽ giúp tăng cường chất lượng quả khi thu hoạch, với tỷ lệ bón thêm NPK 16-16-8 liều lượng 2-3kg/cây.

Giai đoạn sau khi thu hoạch:

Xem thêm tại : http://biosacotec.com/dinh-duong-cho-cay-sau-rieng.html


0 comments:

Đăng nhận xét