KỸ THUẬT TỈA CÀNH TẠO TÁN CÂY THANH LONG - TẦM QUAN TRỌNG, PHƯƠNG PHÁP ĐÚNG VÀ CÁCH XỬ LÝ PHẾ PHẨM



Cây thanh long là một loại cây ưa hạn, dễ trồng nhưng lại rất khó chăm sóc, đặc biệt là sau năm thứ ba - giai đoạn mang trái của cây thanh long. Kỹ thuật tỉa cành tạo tán cây thanh long là một trong những kỹ thuật quan trọng mà bà con cần nắm vững trong quá trình canh tác loại cây giá trị kinh tế cao này.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TỈA CÀNH TẠO TÁN

Tỉa cành tạo tán cây thanh long giúp cây có bộ khung cơ bản vững chắc, cân đối, hài hòa, từ đó cây có khả năng đón ánh sáng đầy đủ hơn. Cắt tỉa cành tạo tán sẽ thay thế những cành già, sâu bệnh, yếu ớt, để những cành trẻ phát triển tốt, duy trì sức mang trái tối hảo của cây, đảm bảo cân bằng giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh sản. Đồng thời việc tỉa cành tạo tán cũng giúp duy trì chiều cao của cây để thuận tiện hơn trong việc chăm sóc và quản lý sâu bệnh hại.

wNvH__sVnla4-6Hq_MBiQ3_Ag0nFKd6w2LndfmAo21t2wklQUcch7xZuvBJuYE2ClFJuni6ybmZQ-t2yNNCNr0gVi_-Grl_iKj2fQq5KtwdoKDk2Ur67GY2Hu5lsw-yxgXEc7zM

Số lượng cành trên cây tùy thuộc vào độ tuổi cây. Cây một tuổi có trung bình khoảng 30 cành, cây hai tuổi khoảng 70 cành, cây ba tuổi khoảng 100 cành, cây bốn tuổi khoảng 130 cành và cây năm-sáu tuổi duy trì số cành khoảng 150-170 cành mỗi cây.

KỸ THUẬT TỈA CÀNH TẠO TÁN Ở CÁC GIAI ĐOẠN

Giai đoạn Tạo tán cho cây mới trồng:

Sau khi trồng cây thanh long được 1 tháng, mỗi cành chọn 1 chồi phát triển tốt nhất, bám chặt vào trụ để cho cành từ mặt đất đi thẳng tới đỉnh trụ.

Giai đoạn Tạo tán cho cây giai đoạn phát triển:

Năm thứ nhất, khi cành dài qua khỏi trụ, tiến hành uốn cành nằm xuống đỉnh trụ, nên uốn vào buổi trưa để dễ uốn, giúp cành nhanh ra chồi mới. Khi cành đâm chồi: chọn 1-2 chồi phát triển để lại, sửa các cành phân bố đều về 4 hướng, từ đó sẽ được tạo tán tiếp tục cho cành phân bố đều trên trụ bê tông cốt thép.

Năm thứ 2, tỉa nhẹ để tạo tán hình cây dù.

Cuối năm thứ 3, số lượng cành trên trụ phân bố khá dày đặc. Tỉa cành làm thông thoáng tán cây, loại bỏ những cành già đã cho trái, giúp cây thanh long tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới.

gXEu9EeXWtQ75l25htboBpQZSAR6PjbfyZAkeanfxBmjOxHpCG_sAH-p2dv7k2B_Cl5ddUYFDWb4O50tOJLTcU3KhJpTekfTwqmkJhVa4duxpFlJ8yu4glBxXP8NUlgWuo0GMHQ

Giai đoạn Tạo tán cho cây giai đoạn sau thu hoạch:

Sau vụ thu hoạch, tiến hành tỉa bỏ các cành cũ bên trong tán. Cành vừa cho trái vụ trước nên để lại để nuôi chồi mới, mỗi cành để 1 chồi, khi cành dài khoảng 1,5m thì cắt đọt cành con để cành mập và nhanh cho trái. Cắt bỏ các cành già, ốm yếu, sâu bệnh nằm khuất bên trong tán, giữ lại những cành khỏe để cây thanh long tập trung dinh dưỡng và hạn chế sâu bệnh hại. Bà con dùng liềm chặt ¾ chiều dài của toàn bộ các cành già phía dưới, các tược non nảy ra từ phần gốc cành sẽ được giữ lại. Sau 4-5 năm thì tiến hành tỉa như thế để trẻ hóa số cành trên trụ và giúp cây có năng suất tốt hơn. Cách tỉa cành này dễ làm và đỡ tốn công, nhưng qua nhiều năm thì cây thanh long bị đôn lên cao, khó chăm sóc. Bà con cũng có thể tỉa lựa để tạo sự thông thoáng cho cây, vừa giúp cây không bị đôn cao mà còn giữ được sự cân đối giữa các cành của tán cây.

XỬ LÝ PHẾ PHẨM CỦA CÂY THANH LONG


Xem tiếp tại : http://biosacotec.com/ky-thuat-tia-canh-tao-tan-cay-thanh-long.html


0 comments:

Đăng nhận xét