PHÒNG TRỪ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
BỆNH XÌ MỦ CHẢY NHỰA
Đây là căn bệnh bắt đầu tấn công từ cuống lá và cành con khiến phần trên héo nhanh và chết dần, bệnh còn tấn công quả làm thối quả, bệnh trên vỏ cây là nguy hiểm nhất vì khó phát hiện hơn so với những bộ phận khác của cây, đến khi có hiện tượng chảy nhựa từ vết loét thì chúng nhanh chóng hủy hoại vỏ cây, việc phòng trừ trở nên khó khăn và tốn kém hơn, thậm chí cây có thể chết khi cây không thể vận chuyển được nước và chất dinh dưỡng.
Để phòng trừ bệnh xì mủ, chảy nhựa trên cây sầu riêng bà con nên:
Tuyển chọn những giống sầu riêng sạch và có khả năng chống chịu với nấm bệnh Phytophthora như giống sầu riêng lá quéo, sầu riêng tứ quý, có thể dùng loại này để làm gốc ghép nhằm tăng khả năng chống bệnh cho cây sầu riêng.
Vườn trồng phải đảm bảo độ cao so với mực nước từ 70-100 cm, kết hợp hệ thống tưới tiêu và thoát nước tốt, hạn chế độ ẩm cao cho vườn, đặc biệt là mùa mưa.
Trồng cây với mật độ vừa phải để vườn được thông thoáng, sau mỗi mùa vụ cần tỉa cành, tạo tán, đảm bảo đủ ánh sáng tránh mầm bệnh sinh sôi, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển.
Sau khi tiêu diệt những bộ phận bị bệnh của cây bà con không nên vứt bừa bãi, cần nhanh chóng tiêu hủy triệt để, tránh mầm bệnh lây lan.
Dùng thuốc phòng trừ bệnh hại:
Phun tán cây với các loại thuốc như Ridomil MZ-72 WP liều lượng 20-30g/10 lít nước, hoặc Aliette 80 WP, liều lượng 15-25g/10 lít nước hoặc Phosphonate với liều lượng 10-20 ml/10 lít nước phun ướt toàn cây.
Thân cành: Bà con dùng dao cạo bỏ hết phần vỏ bị thối nâu rồi dùng Ridomil 20-30g/1 lít nước hoặc Aliette 10-20g/ 1 lít nước bôi lên vết bệnh.
Tuy nhiên việc dùng thuốc phun lên tán cây hay bôi trực tiếp có phần không hiệu quả do nấm Phytophthora gây bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa, thuốc phun hoặc bôi sẽ nhanh mất tác dụng, chưa kể sầu riêng trưởng thành lại cao rất khó phun thuốc điều trị. Thay vào đó bà con có thể dùng phương pháp chích thuốc bằng ống tiêm sẽ đưa ra hiệu quả điều trị tốt hơn, cây nhanh hồi phục và nhanh khỏi bệnh. Loại thuốc đang được sử dụng rộng rãi cho phương pháp này là Phosphonate. Kỹ thuật tiêm thuốc bà con có thể áp dụng như sau:
Vị trí | Đối với những cây đã bị bệnh xì mủ, nên tiêm trên hoặc dưới vết bệnh cách 50 cm. Nếu cây bị bệnh nặng thì tiêm xung quanh thân cây và dưới các nhánh lớn. |
Cách tiêm | Bà con dùng khoan tay có đường kính 4-5mm (không nên dùng loại lớn hơn tránh chảy thuốc ra ngoài), khoan sâu 3-4 mm rồi gắn mũi tiêm chứa thuốc vào, gắn chặt và tháo khóa hãm ra, lò xo ở đuôi bơm tiêm sẽ nén thuốc ngấm từ từ bào thân cây khoảng 20 phút. |
Liều lượng | Tùy vào mức độ bệnh và tình trạng cây để có lương tiêm thích hợp, đối với những cây 7- 8 năm tuổi bà con có thể dùng khoảng 40 ml/cây (4 mũi tiêm) |
Thời điểm | Bà con chỉ nên tiêm thuốc vào buổi sáng và kết thúc trước 19 giờ vì buổi chiều tối mức độ hấp thụ thuốc của cây sẽ kém hơn buổi sáng. Tránh tiêm thuốc vào những ngày mưa to, chỉ nên tiêm vào những ngày nắng thuốc sẽ ngấm nhanh hơn. Thường tiêm thuốc cho cây ở 2 thời điểm tháng 5 và tháng 10, ngoài ra tùy vào tình trạng bệnh và tuổi của cây mà liệu lượng có thể tăng lên từ 3-4 lần/năm. |
Ngoài ra, bà con nên giúp cho đất vườn trở nên tơi xốp cũng như bổ sung thêm dinh dưỡng giúp cây khỏe mạnh và khả năng chống chịu bệnh tốt hơn bằng cách bón phân cho cây sầu riêng đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh. Lượng phân vi sinh có thể sử dụng là 100kg phân hữu cơ/cây/năm.
BỆNH CHÁY LÁ, CHẾT ĐỌT TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
Khi tấn công cây sầu riêng bệnh sẽ làm khô, chết lá và chết ngọn, nghiêm trong hơn cả tán cây sẽ bị trụi lá, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, đọt non của cây bị thối đen, cây khó sinh trưởng, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa kết quả của cây.
Để phòng trừ bệnh cháy lá, chết đọt trên cây sầu riêng bà con nên:
Ngăn chặn lây lan nguồn bệnh từ bên ngoài vào trong vườn trồng (từ rơm rạ, cỏ khô, nguồn nước chảy…)
Thu dọn các lá rụng ở vườn mang đi tiêu hủy, dọn sạch cỏ dại thường xuyên để vườn cây luôn thoáng mát.
Mật độ cây trong vườn ươm vừa phải, cũng không được tưới quá nhiều nước.
Phun thuốc khi thấy cây vừa chớm bệnh bằng các loại thuốc như Validacin 5L, Copper B 75 WP, Benomyl 50 WP, Anvil 5 SC, Bononza 100 SL, Tilt Super 100 ND với liều lượng sử dụng có thể áp dụng theo trên bao bì sản phẩm.
Những dấu hiệu ban đầu của bệnh khá mờ nhạt nên bà con dễ nhầm lẫn với chứng thiếu dinh dưỡng hoặc một số vết chích do côn trùng để lại, đến khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng, khó chữa trị dứt điểm và khá là tốn kém vì vậy bà con nên lưu tâm thăm vườn và quan sát thường xuyên đặc biệt là trong giai đoạn ra hoa kết trái. Ngoài ra để cây đủ sức chống lại mầm bệnh, bà con nên cung cấp cho cây đủ lượng chất dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh.
BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
Nấm hồng tấn công cây sầu riêng sẽ hút chất dinh dưỡng trên vỏ, hại vỏ cành bị khô và rụng lá, cuối cùng làm cành chết khô, bệnh gặp điều kiện mưa gió sẽ nhanh chóng lây lang và xâm nhập hại cây.
Để phòng trừ bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng bà con nên:
Để chống mầm bệnh phát triển, bà con nên trồng cây với mật độ thưa, tỉa cành định kỳ để vườn được thông thoáng.
Những cành bệnh nặng và chết do bệnh nên nhanh chóng cắt bỏ và tiêu hủy tránh việc lây lan. Nơi vết cắt cần được quét vôi thuốc để tránh việc mầm bệnh xâm nhập.
Phun ngừa các loại thuốc như Hạt vàng 50 WP 10-20g/bình 8 lít, Bonanza 10-20 g/bình 8 lít, Rovral 10-20 g/bình 8 lít, Metazeb 72 WP 20-25g/bình 8 lít, hoặc bà con có thể quét thuốc lên vết bệnh khi bệnh mới xuất hiện và ở các vị trí bệnh có thể xuất hiện.
Ngoài ra bà con nên kết hợp với việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thông qua việc bón phân đế cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt, đủ khả năng để chống lại mầm bệnh, một trong những loại phần bà con có thể sử dụng đó là phân hữu cơ vi sinh.
BỆNH NẤM TRÁI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG.
Khi tấn công quả bệnh khiến thối quả và lây lang sang các quả khác, tấn công lên thân cây làm cho cây đổi màu dần chuyển sang màu nâu đỏ, vỏ thân nứt ra chảy nhựa vàng, ảnh hưởng mạch dẫn của cây làm lá cây vàng úa rồi rụng dần.
Để phòng trừ bệnh nấm trái trên cây sầu riêng bà con nên:
Vệ sinh vườn, tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây, tỉa cành theo định kỳ, thu gom lá mục và rác.
Khi tỉa trái đợt cuối, bà con nên tiến hành bao trái lại nhằm hạn chế sự tấn công của sâu bệnh. Nếu phát hiện vườn cây bị bệnh, cần nhanh chóng loại bỏ những trái hư hỏng ra khỏi vườn, tiêu hủy an toàn để tránh mầm bệnh lây lan.
Khi cây bị bệnh có thể phun đều lên tán các loại thuốc như: Curzate M8 72W, Ridomil MZ 50 WP hoặc Aliette 80 WP liều lượng 10-20 g/8 lít với liều lượng 15-20 ngày/lần
Ngoài ra bà con nên bón phân để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây, để cây có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, đủ khả năng chống lại mầm bệnh
BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG.
Bệnh đốm lá tấn công sẽ khiến cây chậm phát triển, lá cây có xu hướng rụng sớm, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.
Để phòng trừ bệnh đốm lá trên cây sầu riêng bà con nên:
Theo dõi cây để phát hiện sâu bệnh gây hại, nếu phát hiện lá bị bệnh tấn công thì nhanh chóng ngắt bỏ đi, tiêu hủy an toàn để tránh tình trạng lây lan trong vườn.
Theo Tiến sĩ Đinh Văn Đức, khi cây xuất hiện bệnh bà con nên dùng thuốc Difenoconazole hoặc Mancozeb + Meta Laxyl hoặc Copper Hydroxide phun trên lá 2 lần cách nhau 7-10 ngày để trị bệnh cho cây.
Bón phân đầy đủ, cân đối cho cây, không bón nhiều phân đạm kết hợp bổ sung phân hữu cơ vi sinh cho cây để cây đủ dinh dưỡng phát triển và khả năng kháng bệnh tốt hơn.
BỆNH VÀNG LÁ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
Khi cây sầu riêng bị bệnh vàng lá tấn công, trên lá sẽ khiến lá ngã vàng sau đó rụng dần. Bệnh tấn công rễ sẽ khiến rễ bị thối và có màu nâu đen, sau đó dần lây lan tới phần thân cây phía trên.
Để phòng trừ bệnh vàng lá trên cây sầu riêng bà con nên:
Bài viết đầy đủ : http://biosacotec.com/phong-tru-cac-benh-thuong-gap-tren-cay-sau-rieng.html
0 comments:
Đăng nhận xét