CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY SẦU RIÊNG – HIỂU BIẾT ĐỂ PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ HƠN



Sầu riêng là loại cây ăn trái lâu năm và thường xuyên bị nhiều loại bệnh tấn công, không chỉ hại lá, hại trái mà còn đe dọa đến đời sống của cây, biết được các bệnh thường gặp trên cây sầu riêng sẽ giúp bà con có thể chăm sóc vườn trồng tốt hơn.

2eFHaX-NP-fJEK8AdBUh7gY-g-UrI0hdG2k7B-xvcjQemMDLOAXXRUH0Yp5xvR0D6KI2C0vzoAk0STtpT0IcGwRLbsnb35BfJZ1H6-6YV3eDtc4nN12XSLjjLILOfS_ZVeJ4Wtg

BỆNH XÌ MỦ CHẢY NHỰA.

Nguyên nhân bộc phát bệnh xì mủ trên cây sầu riêng.

Nguồn bệnh Phytopthora đã có sẵn trong vườn do trồng cây sầu riêng trên nền đất cũ đã trồng các cây là ký chủ của nấm Phytophthora như các cây cao su, hồ tiêu, dừa… trước đây.

Nấm bệnh dễ dàng xâm nhập khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa nhiều, gió nhiều, mật độ trồng cây quá dày đặt lại không tỉa cành tạo tán…Vườn sầu riêng trồng thấp hơn so với vườn khác, nước mưa chảy tràn lan từ vườn trên xuống, tích tụ mầm bệnh vào đất và khi bị ngập trong nước, sầu riêng sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Những vườn sầu riêng đã già cỗi (trên 25 năm tuổi), khả năng chống chịu bệnh của cây sẽ kém. Nếu bệnh tấn công những cành bên trên sẽ khó phòng trị do lúc này sầu riêng rất cao (trên 15m), từ đó sẽ trở thành các ổ bệnh lây lan sang các vườn trồng khác cũng như những vườn trồng sau. Đặc biệt khi bà con dùng loại giống kém chống chịu bệnh, cây ra quả quá nhiều hoặc cây sau khi thu hoạch sẽ khiến mầm bệnh dễ bị tấn công.

Ngoài ra do bà con không kiểm tra thường xuyên vườn trồng, không phát hiện bệnh kịp thời sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng và khó trị.

cMvtsvpsBlgCe496HaiaEzJS6IYgEk2F-_ACQPAull989BBAwrJ3Jx4FUE5Fo4M1CG1EAQetU40yWUupILJhx6piGH1wsfFKbln5Y1zMHaOINGLLnLO0lXSHLhabFpbVGkG9fA4

Biểu hiện bệnh xì mủ, chảy nhựa trên cây sầu riêng

Trên thân cành

Thân cành của cây khô ráo nhưng có vết nứt hoặc chảy nhựa, bà con nên dùng dao cạo bỏ phần mô mặt bị chết phía trên, nếu thấy có màu nâu, thâm đen, hư hại thì đây chính là biểu hiện của bệnh.

Trên lá

Bệnh tấn công cây sẽ khiến lá có những chấm đỏ màu nâu, sung nước và lan rộng nhanh nếu điều kiện không khí có độ ẩm cao, sau cùng sẽ trở thành những chấm tròn màu nâu đen, sủng nước và rìa chuyển sang màu vàng nhạt nhỏ.

Trên quả

Là những đốm đen nhỏ sủng nước và lan rộng nhanh, nấm tạo thành một lớp màu trắng xám với nhiều bào tử bên trên bề mặt của quả và có thể lây lan qua gió mưa.

Tác hại của bệnh xì mủ chảy nhựa trên cây sầu riêng

Bệnh bắt đầu tấn công từ cuống lá, cành non làm phần phía trên héo nhanh, rũ và chết dần. Khi tấn công quả bệnh sẽ hình thành vết thối dần lan rộng và sâu làm hỏng phần bên trong của quả. Trên vỏ cây khó phát hiện bệnh sớm cho đến khi có hiện tượng chảy nhựa từ vết loét, nếu vết loét nhỏ và được phát hiện sớm thì việc phòng trừ sẽ nhanh và hiệu quả hơn, nhưng khi vết loét lan rộng, nhiều vết loét nhập lại với nhau hủy hoại vỏ cây, việc phòng trừ sẽ khó khăn hơn, tốn kém, cây khó hồi phục và trở nên suy yếu, thậm chí cây sầu riêng có thể chết nếu cây không thể vận chuyển được nước và chất dinh dưỡng.

BỆNH CHÁY LÁ, CHẾT ĐỌT TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Nguyên nhân gây bệnh cháy lá, chết đọt trên cây sầu riêng

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra, không những gây hại cây sầu riêng con trong vườn ươm và cây mới trồng những năm đầu mà còn gây hại trên cả cây lớn, bệnh thường xuất hiện và phát triển mạnh trong mùa mưa, xuất hiện ở một nơi sau đó lan rộng dần ra xung quanh.

Trong điều kiện độ ẩm cao, thiếu ánh nắng, sợi nấm lây lan trực tiếp hoặc do hạch nấm di chuyển nhờ dòng nước hoặc do bà con dùng rơm rạ, cây cỏ khô phủ đất nhưng có chứa mầm bệnh.

Biểu hiện của bệnh cháy lá, chết đọt trên cây sầu riêng

Cây sầu riêng nhỏ: Vào thời gian những ngày mưa nắng xen kẽ, lá sầu riêng trong vườn ươm bị cháy từ gốc lên và dính lại với nhau, những cây bị bệnh nặng thường sẽ rụng hết lá khiến cành cây trở nên trơ trụi.

Cây trưởng thành: Bệnh lan dần từ lá già bên dưới lên trên làm các lá như bị phỏng nước sôi, sau đó có màu vàng nâu, cuối cùng chuyển sang màu trắng xám. Các lá thường dính lại với nhau, khi gỡ ra thấy có tơ màu vàng nâu kết dính các lá lại với nhau thành chùm như tổ kiến, đôi khi có những hạch tròn màu nâu nhạt, khi bệnh nặng lá sẽ rụng. Nếu gặp mưa dầm, độ ẩm không khí cao thì vết bệnh có màu đen và nhũn ra. Bệnh thường phát sinh ở những cành nhiều lá, ban đầu chỉ là những vết bệnh nhỏ, càng về sau bệnh sẽ làm cho cành và nhánh cây bị nhỏ lại.

Tác hại của bệnh cháy lá, chết đọt trên cây sẩu riêng

Bệnh làm khô chết lá, chết ngọn, trường hợp nghiêm trọng cả tán cây bị trụi lá, cây bị mất diệp lục và sẽ không thể quang hợp được, các đọt non của cây bị thối đen khiến cây không thể sinh trưởng tiếp, ảnh hưởng đến ra hoa kết quả.

NqPa3Hy2FURGFouBIAa7sV3eRO6DDjLBk-pIYRGz-benDDq6cbREUWke4i-C_ymJkyW4IoVcRPFC1YUiYOrVdX3nAPPpvN662iCSQvIDnX1CXwx89ep0LL4uH3oi8OpeFhy8KxE

BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Nấm thường tạo một lớp tơ lúc đầu có màu trắng đục, sau đó chuyển sang màu hồng nhạt phát triển xung quanh vỏ cành cây. Nấm hút dinh dưỡng làm vỏ cành chỗ bị hại khô và rụng lá, cuối cùng làm cành chết khô. Nấm bệnh thường xuất hiện trên các cành nhỏ mọc ngang ở nơi phân cành.

Bài viết đầy đủ tại : http://biosacotec.com/cac-benh-thuong-gap-tren-cay-sau-rieng.html


0 comments:

Đăng nhận xét